Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Phú  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2024.

Đăng lúc: 09:06:12 08/04/2024 (GMT+7)
100%
Print

                 Hiện nay, cây lúa đã kết thúc giai đoạn đẻ nhánh và bước vào giai đoạn làm đòng. Sau khi bà con nông dân bón thúc đợt 2, cộng với thời tiết nắng mưa xen kẽ đã làm cho tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng diễn biến phức tạp, một số đối tượng sâu bệnh hại phát sinh gây hại mạnh gồm: Chuột hại, Bệnh đạo ôn lá, Bệnh khô vằn, Đốm sọc vi khuẩn…

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa trong đầu tháng 4 nhiệt độ cao hơn TBNN từ 0,5-1,5 0C, nhiệt độ trung bình 22-280C và nắng nóng đến sớm hơn, mưa sớm hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh hại trên phát sinh gây hại trên diện rộng, nhất là bệnh đạo ôn có thể gây hại lên cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng tích lũy mật độ gây hại nặng vào giai đoạn lúa trỗ, sâu cuốn lá lứa 3 gây hại trên lá đòng,...có nguy cơ cao gây thiệt hại về năng suất trên các trà lúa vụ Xuân

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra và bảo vệ sản xuất vụ Xuân. Chủ tịch UBND xã yêu cầu Giám đốc HTX DV NN, các trưởng thôn tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Các thôn

- Theo dõi diễn biến của thời tiết khí hậu. Chỉ đạo, phân công cán bộ công chức nông nghiệp, khuyến nông viên tăng cường kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện sớm, tập trung vào các vùng nguy cơ cao, trên các giống nhiễm; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc nông dân tự kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm diện tích bị nhiễm để có biện pháp phun trừ sớm ngay từ khi vết bệnh mới xuất hiện. Cụ thể:

+ Đối với bệnh đạo ôn lá: Theo dõi trên các giống nhiễm như nếp; TBR225, Bắc Thơm 7, Thái xuyên 111... trên những chân ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm; Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, tuyệt đối không bón các loại phân đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng và phun thuốc trừ bệnh ngay, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ như: Bump 650WP, Kabim 30WP, Angate 75WP, Bankan 600WP,Sieubem 555wp… bệnh nặng có thể phun kép 2 lần, cách nhau 3-5 ngày.

          - Đối với bệnh khô vằn: Đã xuất hiện trên đồng ruộng, loại thuốc đặc trị TEPRO-super 300 EC , LE RVIL 75SC, VIDA 5wp, …

+ Chuột cần theo dõi, điều tra mật độ chuột và tỷ lệ hại tại các ruộng gần khu gò cao, ven làng,… Tổ chức diệt chuột đồng loạt. Một số loại thuốc, bả diệt chuột được khuyến cáo như sau: HICATE 0.08AB, VIFARAT 0.005% …

+ Theo dõi chặt diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 để có biện pháp phòng chống kịp thời, không để lứa 3 bùng phát mật độ.

Lưu ýNhân dân Không phun thuốc tràn lan, và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng(Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp).

          Ngoài ra các hộ dân sau khi phun thuốc cần thu gom vỏ túi thuốc bỏ vào nơi quy định không nên bỏ xuống mương và trên đường sẽ gây ô nhiễm đến môi trường.

2. Đối  HTX DVNN xã Đông Phú

          HTX yêu cầu các tổ bảo nông làm tốt công tác điều hành nước, nhất là những ngày nắng nóng phải giữ nước tại các kênh đầu nguồn và phối hợp với công ty Thủy nông Sông Chu điều hành nước đảm bảo để nông dân chăm sóc lúa Xuân hiệu quả.

   3. Ban chỉ đạo sản xuất xã.

Các thành viên ban chỉ đạo phụ trách các thôn, Ban nông nghiệp thường xuyên cập nhập thông tin, đồng thời bố trí thời gian xuống thôn phụ trách để kiểm tra, đôn đốc, hướng  dẫn nhân dân phòng trừ các loại dịch bệnh hại cây trồng đảm bảo cho sản xuất vụ Xuân 2024 đạt hiệu quả.

          4. Đ nghị  MTTQ và các tổ chức  chính trị xã hội: Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thường xuyên thăm đồng, để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân kịp thời, hiệu quả.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
356375

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289